Tuesday, February 11, 2014

Quản trị hệ thống

Bài viết này xin giới thiệu với bạn sơ bộ về quản trị hệ thống trong OpenERP version  7.0. Các thao tác cơ bản, cách thức cài đặt các mô đun, cấu hình thông tin doanh nghiệp, hệ thống tài khoản email, đăng ký người sử dụng và phân quyền truy cập trontg hệ thống.

Chọn link dưới để xem slides chi tiết:
Quản trị hệ thống

Wednesday, February 5, 2014

Tổng quan về ERP và OpenERP

Trong bài viết này tôi sẽ gửi tới bạn các nội dung sau:

  • Thứ nhất, khái niệm ERP là gì? Tình hình triển khai ERP ở Việt Nam như thế nào?
ERP theo tiếng anh là cụm từ viết tắt của Enterprise Resource Planning - Hoạch định nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp là hệ thống tích hợp các ứng dụng quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Hệ thống tích hợp các ứng đôi khi được xem xét như các mô hình, hay các giải pháp ứng dụng cho từng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản trị tất cả các nguồn tài nguyên bao gồm tài chính - kế toán, nhân lực, quản lý quá trình mua bán, quá trình sản xuất, v.v...
Ở Việt Nam đã có nhiều đơn vị, tổ chức kinh doanh ứng dụng mô hình ERP, lớn  nhỏ trong nhiều lĩnh vực đều có các đại diện. Tiên phong các đại gia phải kể đến là tập đoàn Vinamilk, kế đến là tập đoàn dầu khí Petronas Việt Nam, và nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ khác. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục cũng đã có một cơ số các trường, trung tâm đào tạo triển khai. Song chưa có một con số thông kê nào chỉ ra có bao nhiêu doanh nghiệp ở Việt Nam đã triển khai ERP, tỷ lệ thành công và mức độ quản lý các nghiệp vụ trong doanh nghiệp đã đạt được cho đến thời điểm này trong từng doanh nghiệp như thế nào cũng chưa có con số đánh giá cụ thể. Do vậy mà cơ hội mở ra cho lĩnh vực ERP ở Việt Nam vẫn rất mênh mông và bất tận.

  • Thứ hai, tại sao chuyên mục này lại nói về phần mềm OpenERP chứ không phải một phần mềm nào khác?
Trên thế giới có nhiều phần mềm ERP tên tuổi kể đến là SAP ERP, Oracle E-Business Suite, Microsoft Dynamics, v. v.... Một điểm chung của các phần mềm thương mại này là chúng đều rất đắt đỏ, chúng cung cấp các gói giải pháp giới hạn thích hợp cho một nhóm đối tượng. Do đặc tính thương mại mà không có gói giải pháp nào tích all-in-one. Ngược lại OpenERP là một phần mềm mã nguồn mở, nhờ vậy mà nó tích hợp được tất cả những gì mà nó có, tất cả những gì mà cộng đồng chia sẻ, nhờ vậy mà nó tận dụng được tri thức của cả cộng đồng những người sử dụng và phát triển OpenERP. Ngoài ra, OpenERP cũng là một hệ thống các mô đun được tích hợp rất linh hoạt. Nhờ vậy, người sử dụng dễ dàng tùy biến cấu thành ra các hệ quản trị riêng biệt cho doanh nghiệp mình.


  • Thứ ba, lịch sử hình thành và phát triển của OpenERP như thế nào?
Vào năm 2005, OpeERP đước sáng lập bởi CEO Fabien Princkaer, được phát triển dựa trên sản phẩm tiền thân là TinyERP.Tính đến năm 2014, Open ERP có hoen 180 nhân viên ở 4 chi nhánh bao gồm Bỉ, Mỹ, Ấn Độ, với trên 400 đối tác ở trên 70 quốc gia khác nhau. Công đồng OpenERP có trên 1500 thành viên, ghi nhận có thời điểm đạt 600 downloads/ngày.

  • Thứ tư, bạn biết gì về kiến trúc của OpenERP?
OpenERP phiên bản version 7.0 được phát triển như một ứng dụng web, cơ bản gồm 3 tầng: tầng CSDL sử dụng công nghệ PostgreSQL, tầng ứng dụng (business logic) chủ yếu được viết bằng ngôn ngữ Python, và tầng web chủ yếu viết trên nền tảng JavaScript.

  • Thứ năm, hướng dẫn bạn cài đặt và cấu hình hệ thống OpenERP.
Lưu ý nhỏ trước khi cài đặt bất kỳ phiên bản mới, bạn cần phải gỡ bỏ phiên bản cũ sạch sẽ gồm cả core OpenERP và PostgreSQL.

  • Cuối cùng, giới thiệu mô đun và các phân hệ ứng dụng trong OpenERP.
OpenERP version 7.0 có trên 200 mô đun và tổ chức thành 7 phân hệ chính sau:

  1. Phân hệ mạng xã hội
  2. Phân hệ mua hàng
  3. Phân hệ quan hệ khách hàng và bán hàng
  4. Phân hệ kho hàng
  5. Phân hệ sản xuất
  6. Phân hệ tài chính - kế toán
  7. Phân hệ nhân sự
Chuyên mục sẽ giới thiệu chi tiết về từng phân hệ trong các bài viết tiếp theo.


Chọn link dưới để xem slides chi tiết:
Tổng quan về ERP và OpenERP





Tuesday, February 4, 2014

Lời giới thiệu

Ngày nay, thay vì sử dụng các phần mềm kế toán, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất,.. một cách rời rạc độc lập, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các phần mềm tập trung thuận tiện cho việc khai thác thông tin, cho phép người sử dụng có thể truy vấn dữ liệu mọi lúc, mọi nơi không chỉ nội bộ ở nơi làm việc mà còn bên khách hàng, ở nơi công cộng, thậm trí ở nhà. Một giải pháp tổng thể mà nhiều doanh nghiệp hướng đến là sử dụng hệ thống thông tin trung tâm có khả năng tích hợp tất cả các qui trình nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ thống hoạch định khai thác nguồn tài nguyên doanh nghiệp (ERP) ra đời giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa các nguồn lực doanh nghiệp từ nhân lực, vật lực, tài lực cho đến hạ tầng thông tin. Hệ thống ERP cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp quản trị toàn diện từ đó giúp doanh nghiệp hoạch định các công việc của mình dựa trên năng lực thực có của doanh nghiệp. Hệ thống ERP giúp liên kết giữa các phòng/ban trong doanh nghiệp thành một khối thống nhất, từ đó cho phép chia sẻ nhiều nguồn tài nguyên thông tin giữa các phòng/ ban này một cách tức thời. Hệ thống ERP hữu hiệu cho phép nhà quản lý doanh nghiệp cập nhật thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ, từ đó giúp nhà quản lý có các quyết định nhanh chóng, toàn diện và hiệu quả.

OpenERP là một hệ thống phần mềm mở và được mô đun hóa cao, có thể tích hợp và tùy biến  dễ dàng theo yêu cầu riêng biệt đặc thù của doanh nghiệp.

Chuyên mục này ra đời để chia sẻ với bạn đọc bốn phương có nhu cầu tìm hiểu về OpenERP. Trong các bài viết tiếp theo tôi sẽ giúp bạn làm quen với phần mềm này. Hy vọng trong tương lai, bạn có thể tự triển khai hệ thống quản trị phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Chuyên mục OpenERP - Giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện sẽ gửi tới bạn lần lượt các nội dung bao gồm:
  1. Tổng quan về ERP và OpenERP
  2. Quản trị hệ thống OpenERP
  3. Phân hệ mạng xã hội
  4. Phân hệ mua và các nghiệp vụ liên quan tới giao dịch mua
  5. Phân hệ quan hệ khách hàng
  6. Phân hệ bán và các nghiệp vụ liên quan tới giao dịch bán
  7. Quan hệ khách hàng và bán hàng (trước, trong và sau bán hàng)
  8. Quản lý mua và bán
  9. Phân hệ kho hàng
  10. Phân hệ sản xuất
  11. Hoạch định sản xuất dựa theo nhu cầu bán hàng
  12. Phân hệ tài chính kế toán
  13. Cài đặt cấu hình mở rộng cho phân hệ tài chính kế toán
  14. Phân hệ quản lý nhân sự